Người theo phật giáo hoặc những điểm chùa miếu thì có nên diệt mối không?

Người theo phật giáo hoặc những điểm chùa miếu thì có nên diệt mối không?

Người theo phật giáo hoặc những điểm chùa miếu thì có nên diệt mối không?

Trong những năm gần đây, các chùa chiền, văn miếu, đền thờ tự bị mối tấn công làm ảnh hưởng đến kiến trúc chung của công trình cũng như hư hại đến các kho tài liệu, kinh phật...Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là người theo phật giáo, những nơi thờ tự, đền miếu thì có nên diệt mối không? Cùng 5S tìm hiểu rõ thêm về loài mối để có câu trả lời cho câu hỏi này nhé!

Người theo phật giáo có nên diệt mối hay không
Người theo phật giáo có nên diệt mối hay không

 

Mối là một phần quan trọng trong hệ sinh thái của môi trường tự nhiên. Cùng 5S điểm qua những lợi ích quan trọng từ loài mối mang lại cho môi trường tự nhiên:

Loài mối giúp phân hủy vật liệu hữu cơ

Cellulose là thức ăn chính của mối có trong gỗ và các loài thực vật, đây cũng là một phần cấu trúc thiết yếu đối với cấu tạo hóa học của tự nhiên. Tuy nhiên, loại chất xơ này lại khá cứng, có độ bền cao và rất khó tiêu hóa và đòi hỏi phải có cellulase, một loại enzyme mà rất ít sinh vật sở hữu. Mối là một trong số ít loài động vật có khả năng ăn Cellulose và biến nó thành dạng có thể tái sử dụng.

Tính năng độc đáo này cho phép mối ăn và xử lý các vật liệu hữu cơ, bao gồm bất cứ thứ gì từ phân động vật đến vật liệu thực vật chết. Các ty thể và các vi sinh vật khác kết hợp trong dạ dày mối để xử lý các nguyên liệu thô này, biến chúng thành chất thải có lợi cho hệ sinh vật xung quanh.

Chính hoạt động này, loài mối giúp quá trình phân hủy vật liệu hữu cơ tốt hơn, biến vật liệu hữu cơ thô như thân, cành, gỗ thành mùn, giúp đất tơi xốp, màu mỡ thoáng khí, giàu dinh dưỡng hơn.

Mối giúp cố định nitơ (đạm)

Nitơ là một nguyên tố quan trọng đối với sinh vật sống trên trái đất. Nitơ có nhiều trong bầu khí quyển của Trái Đất (khoảng 79%). Tuy nhiên, nitơ thường được tìm thấy gắn với các hợp chất khác, cụ thể là amoniac. Do đó, các sinh vật khác muốn sử dụng nitơ thì các chất đi kèm phải được loại bỏ hoặc “cố định”.

Cố định nitơ là một đặc tính độc đáo chỉ có ở một nhóm nhỏ các sinh vật sống. Rất may, mối là một trong số ít các sinh vật đó. Mối giúp cố định nitơ trong không khí

Các vi khuẩn trong ruột mối là một cỗ máy tách nitơ, có khả năng chiết xuất nitơ trong không khí và chuyển đổi nó thành một loại phân bón hữu ích, có lợi cho thực vật và những sinh vật trong lòng đất.

Mối vận chuyển không khí và khoáng chất

Nhằm phát triển môi trường sống để mở rộng thuộc địa, mối sẽ đào sâu xuống lòng đất và tạo ra một mạng lưới đường hầm chằng chịt, cung cấp chỗ ở cho hàng nghìn con mối. Trong suốt quá trình đào hang, mối vô tình làm đất xốp và nhiều không khí hơn. Nhờ đó, nước mưa dễ ngấm vào sâu hơn, giữ ẩm tốt hơn. Rễ cây cũng như các sinh vật khác trong lòng đất hô hấp tốt hơn.

Trong quá trình xây dựng tổ, mối trộn các hạt vô cơ của cát, đá và đất sét với các mảnh rác hữu cơ, các bộ xương bỏ đi thành một hỗn hợp giúp đất giữ được các chất dinh dưỡng. Độ dính của phân mối và các bài tiết khác trong cơ thể giúp cải thiện cấu trúc đất.

Một lợi ích khác từ quá trình xây dựng tổ của mối là việc vận chuyển đất. Mối sẽ vận chuyển lớp đất giàu khoáng chất ở phía dưới đưa lên lớp đất mặt. Việc làm này làm tăng thêm khoáng chất trên bề mặt phục vụ cho hoạt động sinh trưởng của cây trồng và các sinh vật.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Mối còn là loài côn trùng gây hại nghiêm trọng đến tài sản, cơ sở vật chất của con người. Hàng năm, nhiều công trình xây dựng bị thiệt hại nghiêm trọng lên đến hàng tỷ đồng do mối gây ra. Ngoài ra, mối còn tấn công các loại đồ dùng trong nhà, hệ thống đê điều, tàu, thuyền. Đặc biệt, không chỉ gây ra những thiệt hại về vật chất, mối còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người với nguy cơ mang đến các bệnh về da, bệnh hô hấp, đỏ mắt...

Mối phá hoại tài liệu sách báo trong chùa
Mối phá hoại tài liệu sách báo trong chùa

 

Vậy có nên diệt mối không? 5S xin được phép bày tỏ quan điểm về vấn đề diệt mối như sau: Chỉ diệt mối ở những khu vực có khả năng hoặc trực tiếp gây hại đến đời sống, sức khỏe của con người còn đối với những loài mối sống ở khu vực tự nhiên có lợi ích tốt đối với môi trường thì con người nên bảo vệ. Quay lại với câu hỏi ban đầu nếu tại chùa chiền, đền thờ bị mối tấn công phá hoại công trình, tài sản thì có nên diệt mối hay không? Câu trả lời là CÓ, nếu mối ở sai vị trí gây hại đến tài sản, sức khỏe của con người thì cần phải diệt mối, để bảo vệ những cái lớn, những lợi ích chung cần phải hy sinh cái bé.

Quy tắc hoạt động dịch vụ của 5S là chỉ diệt mối ở những khu vực gây hại cho công trình, ảnh hưởng đến đời sống của con người, không tác động đến các loại côn trùng tự nhiên làm ảnh hưởng đến môi trường sống. 

Hy vọng với bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về quan điểm diệt mối trong đạo phật để có những nhìn nhận khách quan hơn trong việc diệt mối. Và đừng quên nếu bạn có nhu cầu diệt mối, phòng chống mối cho công trình nhà ở hãy liên hệ cho 5S - Diệt Mối Đà Nẵng để được tư vấn và khảo sát miễn phí nhé!

 

 

 

Chia sẻ:
zalo