Vòng đời và tuổi thọ của muỗi là bao lâu? Những cách phòng chống muỗi hiệu quả nhất

Vòng đời và tuổi thọ của muỗi là bao lâu? Những cách phòng chống muỗi hiệu quả nhất

Muỗi là một trong những loài côn trùng gây khó chịu nhất trên thế giới, chúng có thể gây ra các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. Trong những tháng mùa hè nóng bức, muỗi thường xuất hiện nhiều hơn và gây phiền toái cho con người. Việc phòng chống muỗi là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Diệt Côn Trùng 5S tìm hiểu những cách phòng chống muỗi hiệu quả nhất, bao gồm cả cách sử dụng các sản phẩm đánh muỗi tự nhiên và các biện pháp phòng ngừa muỗi một cách tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.

Các loại muỗi ở việt nam

Muỗi Aedes

Loài muỗi này thường tấn công con người vào những khoảng thời gian mặt trời mọc và mặt trơi lặn. Muỗi Aedes là loài côn trùng thích trú ngụ trong các chum vại và sinh sản tốt nhất ở những nơi có nước đọng. Muỗi aedes trưởng thành có sọc đen và trắng trên cơ thể của chúng.

Muỗi Aedes
Muỗi Aedes

Những con muỗi này mất khoảng 6 đến 8 ngày từ trứng đến khi trưởng thành và chúng thường thích đậu trên các bề mặt có màu đen hoặc đỏ. Một đặc điểm khác của loài muỗi này là khi đốt rất êm, thực tế ngay khi bị cắn bạn sẽ không cảm thấy gì, nhưng sau một lúc khi bạn bắt đầu cảm thấy ngứa và nổi đỏ thì bạn mới biết mình bị cắn.

Muỗi Anophel
Một trong những loài muỗi phổ biến nhất ở Việt Nam là muỗi anophel. Loài muỗi này là một trong những nguyên nhân chính của bệnh sốt rét, loại bệnh rất nguy hiểm khi mắc phải . Những vệt xám và xanh đen trên cánh của những con muỗi trưởng thành giúp chúng ta nhận biết loài muỗi này.

Trái ngược với ấu trùng Aedes, ấu trùng Anophel thường được tìm thấy trên bề mặt nước. Chúng trải qua toàn bộ vòng đời và trở thành muỗi trưởng thành trong khoảng từ 6 đến 10 ngày. Anophel là một loại muỗi thích những khu vực có nước sạch và chúng không thích nơi sinh sống ô nhiễm. Loài muỗi này thích màu tối và thường “kiếm ăn” vào ban đêm.

muỗi anophel
Muỗi anophel

Muỗi Culex

Loài muỗi Culex này là nguyên nhân chính gây bệnh viêm não Nhật Bản, chúng cũng gây hại không kém Anophel. Cánh, thân, ngực và chân của chúng được bao phủ bởi lớp vảy màu nâu sẫm.

Tương tự như Anophel, chúng phát triển và sinh sản chủ yếu ở vùng nước tù đọng, đặc biệt là những khu vực ở trong các thùng chứa, sông, kênh, cống bị tắc và đường ống dẫn nước thải. Chúng thường tấn công con người vào ban đêm. Do phát triển và sinh sống ở môi trường trên nên chúng sẽ mang theo những vi rút vô cùng độc hại với con người chúng ta.

muỗi Culex
Muỗi Culex

Tuổi thọ của muỗi là bao lâu?

Theo giới tính
Muỗi cái có thể sống khoảng hai tháng trong một môi trường bình thường. Ngoài ra, muỗi cái sinh sản từ 6 đến 8 lần trong suốt cuộc đời của chúng.

Muỗi đực có vòng đời ngắn hơn muỗi cái trong môi trường thông thường. Sau khi giao phối, vòng đời của muỗi đực sẽ kết thúc trong khoảng 10-15 ngày và chúng chỉ ăn nhựa cây để tồn tại.

Theo loài
Nhiệt độ ở khu vực xung quanh nơi sinh sống cũng ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của muỗi. Ví dụ, muỗi Culex tarsalis có thể sống trong khoảng 14 ngày ở nhiệt độ khoảng 21 ° C, nhưng chỉ trong khoảng 10 ngày ở nhiệt độ khoảng 27 ° C.

Ngoài ra, tuổi thọ của một số loài muỗi khác nhau rất khác nhau. Mỗi loài muỗi bao gồm Culex, Aedes và Anophen,… đều có tuổi thọ khác biệt nhau.

Tuổi thọ của muỗi ngắn nhất chỉ có 4 ngày, tiếp theo là muỗi nhà (15 ngày), muỗi truyền bệnh (30 ngày) và muỗi có khả năng di cư xa (50 ngày).

Vòng đời của muỗi

Mặc dù có vòng đời ngắn ngủi nhưng muỗi phải trải qua 4 giai đoạn phát triển trước khi trở thành con muỗi trưởng thành: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Sau khi trải qua các giai đoạn này thì muỗi có thể “kiếm ăn” và là loài trung gian truyền bệnh có hại cho người.

Trứng
Nếu có đủ máu, muỗi cái được giao nhiệm vụ đẻ trứng, trung bình mỗi con muỗi cái đẻ trứng cách nhau ba ngày mỗi lần. Muỗi sẽ đẻ trứng theo từng đợt trên mặt nước và tạo ra các bè trứng. Mỗi con muỗi cái có thể đẻ tới 200 quả trứng

Một số loài muỗi thích đẻ trứng ở những nơi ẩm ướt. Ngoài ra, nước là một thành phần cần thiết cho sự phát triển của trứng muỗi.

Trong điều kiện nước lý tưởng hoặc môi trường ẩm ướt, trứng muỗi thường nở thành ấu trùng trong 48 giờ (bước vào giai đoạn 2 của vòng đời muỗi).

Ấu trùng muỗi

Ấu trùng muỗi hay còn gọi là lăng quăng, đây là giai đoạn phát triển thứ hai trong vòng đời của muỗi. Ấu trùng sẽ đi lên hít thở không khí ở bề mặt nước trong khi ăn vi khuẩn. Ấu trùng sẽ lột xác bốn lần, mỗi lần lớn hơn một chút so với lần trước.

Phần lớn lăng quăng đều có một ống truyền để hô hấp. Mặt khác, các lăng quăng trưởng thành không có ống truyền và phải nằm song song với mặt nước để nhận oxy qua lỗ thể. Bên cạnh đó, một số loài ấu trùng quyết định ký sinh trên thực vật để lấy oxy.

Ấu trùng trải qua lần lột xác cuối cùng để trở thành nhộng. Trong vòng đời của muỗi, quá trình chuyển từ ấu trùng sang giai đoạn nhộng mất từ ​​7 đến 14 ngày. Điều này phụ thuộc vào môi trường mà ấu trùng đang sống.

Nhộng

Nhộng hay còn gọi là cung quăng là giai đoạn phát triển thứ 3 trong vòng đời của loài muỗi. Ở giai đoạn thứ 3, những con nhộng tập trung vào việc nghỉ ngơi và không ăn. Tuy nhiên, chúng có những phản ứng với một số thay đổi nhỏ.

Trong giai đoạn này, nhộng di chuyển rất nhiều, bằng chính chiếc đuôi của mình. Chúng quẫy đuôi về phía dưới giúp cho việc di chuyển trở nên xa hơn, mạnh mẽ hơn.

Loài nhộng mất khoảng 2 ngày để phát triển từ nhộng sang muỗi trưởng thành. Trong giai đoạn này, lớp ngoài của nhộng sẽ tách ra và xuất hiện với giai đoạn cuối cùng là muỗi trưởng thành.

Trưởng thành

Muỗi sau khi tách ra từ nhộng sẽ nằm nghỉ ngơi trên mặt nước một thời gian ngắn để hong khô và các bộ phận trên cơ thể. Một con muỗi trưởng thành có kích thước khá nhỏ chỉ từ 5 – 20mm và cơ thể được chia thành 3 bộ phận rõ rệt đầu, ngực, bụng.

Sau khi đủ cứng cáp chúng sẽ bay đi và thực hiện nhiệm vụ của từng loài:

Muỗi đực hút mật hoa để tồn tại.

Muỗi cái hút máu người để nuôi trứng và sinh sản khi có đủ máu.

Ở giai đoạn muỗi trưởng thành có thể bắt đầu đi kiếm ăn tự nhiên. Tùy theo từng loài, điều kiện môi trường sống, giới tính, và đặc điểm từng loài mỗi loài sẽ có tuổi thọ riêng khác nhau. Tuy nhiên chúng đều phải trải qua 4 giai đoạn tiến hóa mới có được như hôm nay.

Riêng đối với loài muỗi vằn, khi trưởng thành chúng có vằn đen trắng quanh các chi. Như mọi người thường biết, loài muỗi này chính là con vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho người.

Những cách phòng chống muỗi hiệu quả nhất

Nhằm kiểm soát và khống chế muỗi sốt xuất huyết truyền bệnh một cách hiệu quả, bạn và gia đình cần thực hiện những cách đuổi muỗi sau:

Không để nước tù đọng lại trong nhà
Tuyên truyền việc quy hoạch lại khu vực dân cư và cách dự trữ nước sinh hoạt ở các hộ gia đình: làm nắp đậy kín các bể chứa nước, thường xuyên lau rửa bể, chum, vại.

Thực hiện tổng vệ sinh môi trường, thu dọn hoặc loại bỏ các dụng cụ có thể chứa nước mưa đọng như lốp xe, hộp nhựa, chai lọ… Ngoài ra bạn cũng nên lấp các vũng nước bằng đất, cát hoặc tháo cạn nước. Mặt khác, bạn có thể mua các loại đèn diệt muỗi bố trí trong nhà để thu hút muỗi trong phòng bay vào và giết chúng.

Không để nước tù đọng lại trong nhà
Không để nước tù đọng lại trong nhà

Phát quang bụi cỏ, bụi rậm ngăn cản môi trường sống của muỗi
Nếu xung quanh khu vực ở có cây cối, bụi rậm um tùm thì bạn nên phát quang. Bên cạnh đó, bạn hãy phối hợp sử dụng thêm các loại thuốc xịt muỗi để tiêu diệt chúng ngay tại nơi trú ẩn. Đây là cách vừa giúp giảm đi các nơi để cho muỗi sinh sản trong các ổ nước, vừa không cho muỗi trưởng thành có chỗ trú ẩn.

Cho muối vào vào những khu vực đọng nước trong nhà
Nuôi thả một số loại cá nhỏ hoặc giáp xác ăn bọ gậy vào hồ cá kiểng. Cho muối hoặc dầu hỏa, dầu mazut vào nước chống kiến ở dưới chân chạn kệ tủ, gạc-măng-rê để không cho muỗi đẻ trứng.

Các biện pháp tiêu diệt muỗi ở từng giai đoạn khác nhau

Diệt muỗi trong giai đoạn từ trứng đến nhộng
Như chúng ta đã biết hầu hết các giai đoạn phát triển của muỗi đều ở trong nước. Từ giai đoạn thứ nhất đến giai đoạn thứ ba tất đều phát triển trong nước. Để ngăn không cho những giai đoạn này có thể phát triển thành muỗi trưởng thành, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ những nơi ẩm thấp và đọng nước, không tạo điều kiện thu hút muỗi. Và không giúp khách hàng
Tìm kiếm và dọn dẹp những chai lọ xung quanh nhà có thể ứ đọng nước tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển thành muỗi.
Với những hồ nước, lu nước có thể kết hợp nuôi cá để tiêu diệt lăng quăng, cung quăng một cách triệt để. Hoặc bạn cũng có thể áp dụng đậy nắp các chum vại, thùng chứa nước để không có nơi cho muỗi sinh sản.

Diệt muỗi khi trưởng thành

Ở giai đoạn muỗi trưởng thành, chúng có thể đi đốt người và đôi khi còn truyền một số dịch bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết. Ngày nay có khá nhiều phương pháp tiêu diệt muỗi được áp dụng vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi để tiêu diệt loài côn trùng gây hại này trong nhà bạn.
Áp dụng các phương pháp đuổi muỗi bằng mùi hương (sả, vỏ bưởi, tỏi…) để muỗi di chuyển sang nơi khác.
Nhang muỗi cũng là một trong những giải pháp tiêu diệt muỗi được người Việt áp dụng từ lâu.
Các loại cây đuổi muỗi chứa nhiều hương thơm đặc biệt nhưng lại là kẻ thù khiến muỗi không dám bén mảng đến gần.

Một số trường hợp, vợt muỗi cũng được áp dụng để tiêu diệt muỗi số lượng ít trong phạm vi nhỏ.

Trên đây là các giai đoạn phát triển của muỗi và vòng đời của muỗi. Thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về loài động vật nhỏ bé nhưng hung dữ này, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bảo vệ sức khỏe của gia đình mình. Hãy liên hệ ngay với dịch vụ diệt muỗi Đà Nẵng 5S nếu bạn có nhu cầu diệt muỗi để bảo vệ an toàn cho không gian sống của bạn và gia đình.

Chia sẻ:
zalo